Nội dung chính
- Tỷ lệ béo phì trên thế giới đã tăng khoảng 3 lần từ năm 1975 cho tới 2016.
- Năm 2016, hơn 1,9 tỷ người trưởng thành ( ≥18 tuổi) thừa cân, và trong số đó có 650 triệu người béo phì.
- 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân hoặc béo phì (2016).
- Trên 340 triệu trẻ em và trẻ vị thành niên (5-19 tuổi) thừa cân hoặc béo phì (2016)
- Béo phì có thể ngăn chặn được.
Béo phì và thừa cân là gì ?
- Thừa cân và béo phì được định nghĩa là sự bất thường hoặc tích lũy mỡ quá nhiều, có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Chỉ số khối cơ thể (Body mass index - BMI) là chỉ số đơn giản dựa trên tỷ số khối lượng và chiều cao, thường được sử dụng để phân loại béo phì, thừa cân hay bình thường. Chỉ số này được tính theo công thức: BMI = Trọng lượng / (chiều cao)2 , đơn vị là (kg/m2).
Người trưởng thành
- Đối với người trưởng thành, thừa cân khi BMI ≥ 25 và béo phì khi BMI ≥ 30.
- BMI là thông số phổ biến nhất để xác định thừa cân và béo phì cho nam giới và nữ giới ở độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, BMI được xem là chỉ số tham khảo sơ bộ vì có thể không biểu hiện giống nhau ở cùng mức độ béo phì ở những cá nhân khác nhau.
- Đối với trẻ em, thừa cân và béo phì còn phụ thuộc vào độ tuổi:
- Trẻ dưới 5 tuổi: thừa cân khi BMI lớn hơn 2 độ lệch chuẩn (BMI ≥ mean + 2SD) theo phân loại của WHO và béo phì khi BMI lớn hơn 3 lần độ lệch chuẩn.
- Trẻ dưới 5 -19 tuổi: thừa cân khi BMI lớn hơn 1 độ lệch chuẩn theo phân loại của WHO béo phì khi BMI lớn hơn 2 lần độ lệch chuẩn.
Sự thật về béo phì
- Tỷ lệ béo phì trên thế giới đã tăng khoảng 3 lần từ năm 1975 cho tới 2016.
- Năm 2016, hơn 1,9 tỷ người trưởng thành ( ≥18 tuổi) thừa cân, và trong số đó có 650 triệu người béo phì.
- 39% dân số thế giới thừa cân (39% nam và 40% nữ). 13% dân số béo phì (11% nam và 15% nữ).
- 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân hoặc béo phì (2016). Đây là vấn đề của không chỉ các nước thu nhập cao mà hiện nay cũng là vấn đề của các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp, đặc biệt là ở thành phố. Ở châu phi, trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân đã tăng 50% tính từ năm 2000. Gần một nửa trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì là ở Châu Á.
- Trên 340 triệu trẻ em và trẻ vị thành niên (5-19 tuổi) thừa cân hoặc béo phì (2016). Tỷ lệ thừa cân hoặc béo phì năm 1975 khoảng 4% và tới năm 2016 là 18%, tăng cả ở bé trai và bé gái.
- Thừa cân và béo phì có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây béo phì và thừa cân?
- Nguyên nhân gây béo phì và thừa cân là do sự mất cân bằng giữa lượng calo hấp thu và lượng calo đã sử dụng, như:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng và có hàm lượng chất béo cao
- Ngày càng ít vận động thể thao
Béo phì và thừa cân ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Việc tăng BMI làm gia tăng nguy cơ các bệnh như: tim mạch (bệnh tim và đôt quỵ, là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong năm 2012), tiểu đường, rối loạn xương khớp (thoái hóa khớp), ung thư (tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, gan, túi mật, thận và đại tràng).
Béo phì ở trẻ em là gia tăng nguy cơ tử vong trước khi trưởng thành và suy giảm các chức năng cơ thể khi về già. Ngoài ra còn làm gia tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, đề kháng insulin, rối loạn về tâm lý và các bệnh về tim mạch.
Gánh nặng "double burden"
Nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình đang đối mặt với sự gia tăng gánh nặng của bệnh ("double burden" of disease). Trong khi những nước đó đang phải đối mặt với các vấn đề về nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng thì nay còn phải thêm gánh nặng về béo phì và những nguy cơ kèm theo của bệnh này, đặc biệt tại các đô thị. Thật là nghịch lý khi tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì được tìm thấy tại cùng một quốc gia, cùng một cộng đồng dân cư hay đôi khi ngay tại những hộ gia đình.
Làm thế nào để giảm thừa cân hoặc béo phì?
Béo phì có thể ngăn chặn được
Những hỗ trợ từ cộng đồng và môi trường sống tích cực có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa béo phì.
Ở mức độ cá nhân thì:
- Ăn giới hạn thực phẩm có nhiều chất béo và đường
- Tăng cường ăn rau, quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt
- Tham gia hoạt động thể chất (ít nhất 60 phút/tuần cho trẻ em và 150 phút/tuần cho người lớn, trải đều trong tuần)
Lược dịch theo WHO – người dịch: Lê Trung Khoảng.
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight