1. GIỚI THIỆU
Kim ngân hay còn gọi là Nhẫn đông (Lonicera japonica Thunb., Caprifoliaceae (họ Cơm cháy), có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Ở Việt Nam, Kim ngân phân bố chủ yếu ở các vùng núi và trung du phía bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây đến các tỉnh Tây Nguyên. Kim ngân hoa được sử dụng làm trà và thuốc trong hơn 1.500 năm. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mụn nhọt, đau họng, kháng viêm, kiết lỵ do nhiệt độc, sốt cao.
2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Kim ngân thuộc loại dây leo bằng thân quấn dài tới 10 m, thân non màu lục nhạt, phủ lông mịn, khi già chuyển sang nâu đỏ nhạt. Lá mọc đối, hình trứng, cuống ngắn. Hoa hình ống, cuống dài, lúc mới nở có màu trắng bạc, sau đó chuyển thành màu vàng sáng. Quả mọng hình cầu, màu đen. Bộ phận dùng là hoa sắp nở (Kim ngân hoa – Flos lonicerae) của cây Kim ngân.
Một số loài Kim ngân khác như Lonicera dasystyla Rehd.; Lonicera confusa L.; Lonicera macrantha DC. và Lonicera cambodiana Pierre [1] cũng được dùng.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Các nghiên cứu trên thế giới đã công bố trong nụ hoa Kim ngân có các thành phần hóa học sau[2].
- Acid Phenolic carboxylic và các ester: Acid chlorogenic, acid isochlorogenic a, b, c, acid 3-caffeoylquicnic, 3-caffeoylquicnic, acid methyl ester, methyl caffeate, acid 3,4-di-O-caffeoylquicnic
- Các iridoid glycosid: Loganin, secoxyloganin, secologanin dimethylacetat, vogeloside, 7- epi- loganin , loniceracetalides A, B, L-phenylalaninosecologanin, (Z)-aldosecologanin, (E)-aldosecologanin.
- β-sitosterol
- Các Flavon: Lonicerin (luteolin-7-O-rhamnoglucosid), loniceraflavon, rutin, quercetin, luteolin-7-O-β-D-galactosid, tetratriacontan, ochnaflavon, luteolin (3', 4', 5, 7-tetrahydroxyflavon).
- Các saponin triterpenoid: Hederagenin-mono-, di-, tri-, tetraglycosid có các mạch đường như glucose, rhamnose và arabinose, acid oleanolic mono-, di-, tri-, tetraglycosid có các mạch đường như glucose, rhamnose và arabinose (ví dụ như macranthoidin A, B, dipsacosid B, macranthosid A, B, lonicerosid A, B, C).
- Tinh dầu: linalool, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-5-hydroxytetrahydropyran, pinen, hex1-en, hex-3-en-1-ol, cis-, trans-2-methyl-2-vinyl-5-(α-hydroxyisopropyl)-tetrahydrofuran, geraniol, α-terpineol, benzyl alcohol, β-phenylethyl alcohol, carvacrol, eugenol, aromadendren, ethylpalmitate, acid palmitic, acid linoleic.
4. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
4.1. Tác dụng kháng vi sinh vật
Tác dụng kháng khuẩn
Lonicerin được chứng minh ức chế hiệu quả nhiễm Pseudomonas aeruginosa trong dòng tế bào ung thư phổi- A549[3].
J. Yang et al., (2018) đánh giá tác dụng kháng khuẩn của 7-acetyl-8,9-dihydroxy thymol, 7,8-dihydroxy-9-buyryl thymol- là dẫn xuất monoterpenoid có tác dụng kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Micrococcus luteus, Bacillus cereus với IC50 trong khoảng từ 27,64 ± 2,26 đến 128,58 ± 13,26 μg/mL[4].
Tác dụng kháng virus
Theo báo cáo của L. Ge et al., (2018), hầu hết trong số 18 dẫn xuất của acid caffeoylquinic phân lập từ nụ hoa loài L. japonica có tác dụng ức chế bài tiết các kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HbsAg), kháng nguyên e của virus viêm gan B (HBeAg) và ức chế sự sao chép DNA của virus viêm gan B (HBV). Đặc biệt, acid 4-O-caffeoylquinic ethyl ester là acid monocaffeoylquinic ở nồng độ 100 mg/ml có tác dụng ức chế HbsAg, HBeAg và ức chế sự sao chép DNA của HBV so với chất đối chứng lần lượt là 83,82, 70,76 và 39,36%. Tìm hiểu sự liên quan giữa cấu trúc và tác dụng thấy acid caffeoylquinic chứa một nhóm caffeoyl tác dụng tốt hơn khi có nhiều nhóm caffeoyl[5].
4.2. Tác dụng chống oxy hóa
Japoflavone D được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa mạnh và đóng vai trò kép điều chỉnh quá trình chết theo chương trình (apoptosis) dưới điều kiện oxy hóa khác nhau trong tế bào ung thư gan ở người (SMMC-7721) [6]. G. J. Cai et al., (2019) phân tích các hợp chất chống oxy hóa và tác dụng chống oxy hóa của 3 thứ thuộc loài L. japonica. Kết quả phân tích cho biết, trong cao chiết nụ hoa loài nào hay cả 3 chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa là phenolic toàn phần, flavonoid, acid chlorogenic và cao chiết có tác dụng chống oxy hóa dọn gốc tự do DPPH, O2 ·, OH·[7].
4.3. Tác dụng chống viêm
Một số hợp chất phân lập được từ Kim ngân hoa có tác dụng chống viêm theo nhiều cơ chế khác nhau. Loniceralanside A , forsythialanside C là hai neolignan phân lập từ hoa loài L. japonica thể hiện tác dụng chống viêm có ý nghĩa bởi ức chế giải phóng b-glucuronidase gây ra bởi yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF) trong bạch cầu đa nhân của chuột (PMNs) với IC50 lần lượt là 3,05 và 4,31 mM; (7S, 8S)-3-methoxy-3’,7- epoxy-8,4'-oxyneoligna-4,9,9'-triol có tác dụng chống viêm yếu hơn với IC50 =13,53 mM[8]. 8,4′- di-O-methylquercetin-3′-O-β-galactosyl-3-O-β-glucopyranoside phân lập từ nụ hoa loài L. japonica có tác dụng chống viêm khớp dạng thấp trên chuột viêm khớp[9].
4.4. Tác dụng bảo vệ gan
Japoflavone D là một biflavonoid, có tác dụng bảo vệ gan tốt chống lại tổn thương trên tế bào ung thư gan ở người (SMCC-7721) và dòng tế bào ung thư gan bất tử HepG2 bị gây ra bởi H2O2[6]. Acid 4,5-di-O-caffeoylquinic methyl ester được phân lập từ nụ hoa loài L. japonica có tác dụng bảo vệ tế bào HepG2 chống lại tổn thương tế bào do stress oxy hóa (H2O2)[10].
4.5. Tác dụng chống đái tháo đường
Công trình nghiên cứu của L. Zhou et al., (2016) chỉ ra dịch chiết nước của nụ hoa loài L. japonica ức chế tạo mạch võng mạng làm giảm bệnh võng mạc đái tháo đường trên chuột gây ra do streptozotocin vì acid chlorogenic là chất chính trong Kim ngân hoa góp phần vào tác dụng trên[11]. Cao chiết giàu polyphenol của nụ hoa loài L. japonica có tác dụng ức chế mạnh a-glucosidase đường ruột của chuột, với đường maltose là cơ chất định lượng enzym. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, acid 3,5- dicaffeoylquinic ức chế mạnh maltase, trong khi đó rutin, acid chlorogenic tác dụng yếu hơn. Kết của của nghiên cứu này đề xuất sử dụng cao chiết Kim ngân hoa cho người bệnh đái tháo đường[12].
4.6. Các tác dụng khác
J. X. Ding et al., (2021) nghiên cứu xác định các hợp chất có tác dụng hạ sốt và chống nội độc tố LPS (lipopolysaccharide) trên chuột cống của ba loài thuộc chi Lonicera. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các dẫn xuất của acid caffeoylquinic gồm có acid neochlorogenic, acid chlorogenic, acid cryptochlorogenic, acid isochlorogenic A , acid isochlorogenic B, acid isochlorogenic C trong Kim ngân hoa (KNH) đóng vai trò hiệp đồng hạ sốt và chống nội độc tố LPS[13]. Tác dụng chống dị ứng của KNH được Y. Inami et al., (2014) nghiên cứu trên mô hình ức chế sản xuất histamin và L-histidin decarboxylase trên tế bào sừng của người bởi dùng natri laurat, thấy rẳng KNH và thành phần chính của nó là acid chlorogenic có tác dụng ức chế chống lại biểu hiện của 53-kDA Lhistidin decarboxylase và sản xuất histamin. Tuy nhiên acid chlorogenic tác dụng ức chế sản xuất histamin yếu hơn kim ngân hoa[14].
5. CÁC BÀI THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN CÓ KIM NGÂN HOA LÀM CHỦ DƯỢC
5.1. Ngũ vị tiêu độc ẩm
Kim ngân hoa 12 - 20g, Bồ công anh 12 - 20g, Tử hoa địa linh 12 - 20g, Giả Cúc hoa 8 - 16g, Tử bối thiên quý 6 - 8g. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán đinh sang[15].
5.2. Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều biện)
Kim ngân hoa 16g; Bạc hà 08g; Liên kiều 16g; Đạm đậu xị 12g; Kinh giới 12g; Đạm trúc diệp 12g; Cát cánh 12g; Cam thảo 06g; Ngưu bàng tử 12g; Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Điều trị: Sẩn phù màu đỏ tươi, ngứa dữ dội, có thể kèm theo người nóng, phát sốt, sợ nóng, hầu họng sưng đau, gặp nóng bệnh nặng thêm, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác[16].
5.3. Tiên phương hoạt mệnh ẩm
Kim ngân hoa 12g; Xuyên sơn giáp 8g; Thiên hoa phấn 8g; Tạo giác thích sao 8g; Bạch chỉ 8g; Quy vĩ 8g; Xích thược 8g; Nhũ hương 6g; Một dược 6g; Phòng phong 6g; Bối mẫu 8g; Trần bì 6g; Cam thảo 4g.
Bài thuốc trị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, hoạt huyết, chỉ thống, trị đinh sang, mụn nhọt thũng độc mới phát [15].
6. CÁC SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ KIM NGÂN HOA
|
|
|
|
Tài liệu tham khảo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ThS. Phạm Thị Phương