TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y DƯỢC BUÔN MA THUỘT

Vai trò của lượng sắt thấp hấp thụ từ nước ngầm trong việc phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em

30/08/2024 0 0

Sắt là một trong những khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, tham gia và các hoạt động của hormon, enzyme và quan trọng nhất là sắt là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo nên hồng cầu. Khoảng 70% sắt trong cơ thể được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu máu gọi là huyết sắc tố (Hemoglobin), lượng sắt còn lại được dữ trữ ở gan (Ferritin) và trong các tế bào cơ gọi là Myoglobin.

Bổ sung sắt là khuyến cáo đối với các đối tượng có nguy cơ cao như: phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi để tránh tình trạng thiếu máu. Nhu cầu bổ sung sắt theo từng đối tượng được khuyến cáo cụ thể trong hướng dẫn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.

Bảng 1: Nhu cầu khuyến nghị sắt (mg/ngày) theo Viện Dinh Dưỡng Việt Nam

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Nhu cầu theo giá trị sinh học sắt của khẩu phần

Nhu cầu theo giá trị sinh học sắt của khẩu phần

Thấp

Cao

Thấp

Cao

0-5 tháng

0,93

0,93

6-8 tháng

8,5

5,6

7,9

5,2

9-11 tháng

9,4

6,3

8,7

5,8

1-2 tuổi

5,4

3,6

5,1

3,5

3-5 tuổi

5,5

3,6

5,4

3,6

6-7 tuổi

7,2

4,8

7,1

4,7

8-9 tuổi

8,9

5,9

8,9

5,9

10-11 tuổi

11,3

7,5

10,5

7,0

10-11 tuổi (có kinh nguyệt)

24,5

16,4

12-14 tuổi

15,3

10,2

14,0

9,3

12-14 tuổi (có kinh nguyệt)

32,6

21,8

15-19 tuổi

17,5

11,6

29,7

19,8

20-29 tuổi

11,9

7,9

26,1

17,4

30-49 tuổi

11,9

7,9

26,1

17,4

50-69 tuổi

11,9

7,9

10,0

6,7

50 tuổi (có kinh nguyệt)

26,1

17,4

>70 tuổi

11,0

7,3

9,4

6,3

Phụ nữ có thai (trong suốt cả quá trình)

15

10

Phụ nữ cho con bú

Chưa có kinh nguyệt trở lại

13,3

8,9

Đã có kinh nguyệt trở lại

26,1

17,4

Tuy nhiên ở vùng nông thôn hoặc những nơi điều kiện khó khăn, việc bổ sung sắt cho đối tượng là trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, và là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ thiếu máu ở đối tượng này.

Một trong những nghiên cứu để hỗ trợ làm giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ, đó là đánh giá vai trò của lượng sắt thấp hấp thụ từ nước ngầm trong việc phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em, nghiên cứu được tiến hành tại Bangladesh. Ở vùng nông thôn, nước ngầm, nguồn nước uống chính, chủ yếu chứa hàm lượng sắt cao. Do vậy, uống nước ngầm có liên quan đến tình trạng sắt tốt ở người dân. Trong thực tế sử dụng thuốc, việc bổ sung sắt thường đi kèm với các tác dụng phụ đặc biệt là táo bón và nôn, làm giảm khả năng tuân thủ, dẫn tới làm giảm hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, một trong những vấn đề là hàm lượng sắt trong nước ngầm không đồng nhất và nhiều khu vực có hàm lượng sắt thấp. Trong nghiên cứu hiện tại, tác giả Sabuktagin Rahman cùng cộng sự đã xem xét vai trò của nước ngầm có nồng độ sắt thấp trong việc ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ em.

Năm 2018, một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành tại Bangladesh đối với trẻ em từ 2 đến 5 tuổi (n = 122) uống nước ngầm có hàm lượng sắt thấp (0 - 2 mg/L). Lượng sắt hấp thụ được tính toán từ các nguồn khác nhau: chế độ ăn uống, nước ngầm và lượng nguyên tố vi lượng hấp thụ bổ sung hàng ngày nếu có. Lượng sắt hấp thụ được so sánh với lượng tham chiếu tiêu chuẩn của tổ chức y tế thê giới (WHO). Nồng độ hemoglobin của trẻ em được đo bằng máy đo quang. Lượng sắt kết hợp hấp thụ từ chế độ ăn và nước ngầm có nồng độ sắt thấp lần lượt là 0,42 ± 0,023 và 0,22 ± 0,019 mg/ngày ở trẻ em nước ngầm có nồng độ sắt lần lượt là 0,8–2,0 mg/L và 0,0 – 0,8 mg/L (p < 0,001). Nồng độ hemoglobin trung bình trong các nhóm tương ứng là 12,17 ± 0,94 g/dL và 11,91 ± 0,91 g/dL (p = 0,30). Lượng sắt kết hợp từ chế độ ăn uống hàng ngày và nước ngầm có hàm lượng sắt thấp có liên quan đến việc duy trì nồng độ hemoglobin ở mức không thiếu máu ở trẻ em với tỷ lệ > 90%. Kết quả này chứng cung cấp thêm bằng chứng về việc có sử dụng nước ngầm để phòng ngừa hội chứng thiểu máu ở trẻ em.

ThS. Lê Trung Khoảng

BM Dược Lý - Dược Lâm Sàng

Tài liệu tham khảo

Rahman S, Lee P, Biswas NU, Khan MR, Ahmed F. Role of Low Amount of Iron Intake from Groundwater for Prevention of Anemia in Children: A Cross-Sectional Study in Rural Bangladesh. Nutrients. 2024; 16(17):2844